Chia sẻ về Chữ Hỷ (喜) là gì, Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Song Hỷ Trong Đám Cưới là ý tưởng trong bài viết hiện tại của Villashoian. Đọc nội dung để biết đầy đủ nhé. Chữ Hỷ đối với người Việt Nam có lẽ không còn gì xa lạ bởi mỗi dịp đám cưới hay tết đến xuân về thì chữ Hỷ lại xuất hiện ở khắp nơi. Cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa tại sao chữ Hỷ lại thường được treo trong những dịp này nhé.
Nguồn gốc của chữ “Hỷ”
Từ xưa đến nay chữ Hỷ được sử dụng rất rộng rãi trong dân gian. Có hai chữ Hỷ: Chữ Hy đơn – một mình chữ Hỷ. Chữ Hỷ kép – hai chữ Hỷ ghép lại là song hỷ. Bộ Hán ngữ đại từ điển đã giải thích về chữ Hỷ như sau:
Chữ HỶ (喜) về cấu tạo là một chữ hội ý kết cấu trên dưới, phía trên là TRÚ (壴) kết hợp với bộ KHẨU (口) bên dưới. Trước hết, chữ TRÚ (壴) là một chữ tượng hình miêu tả một cái trống, ở giữa là mặt trống, trên có vật trang trí và ở dưới là đế trống. Chữ 壴 là gốc của chữ CỔ 鼓 (cái trống, đánh trống) Trong cổ văn 鼓 miêu tả một bàn tay cầm dùi đánh vào mặt trống. TRÚ (壴) là một loại nhạc cụ dạng trống dùng trong lễ hội, ca múa. Phần dưới của chữ HỶ (喜) là bộ KHẨU (口) biểu thị cho lời hát, lời chúc mừng. Như vậy HỶ (喜) là tay đánh trống miệng hò reo chúc mừng, HỶ (喜) có nghĩa là việc tốt lành, việc vui mừng.
Còn về chữ “Song Hỷ” (囍) theo truyền thuyết chữ Song Hỷ (囍) này có liên quan tới một vị quan tể tướng đời nhà Tống tên là Vương An Thạch (Trung Quốc). Từ nhỏ Vương An Thạch đã rất thông minh, khi lớn lên học rộng tài cao, 20 tuổi ông lên kinh thành để thi khoa cử, trên đường lên kinh thành ông đi qua một vùng đất giàu có trù phú, ở đó nhà Mã Viên Ngoại đang mở tiệc mừng thọ linh đình. Vì tò mò nên Vương An Thạch đã vào xem bữa tiệc và được một phen ngạc nhiên với câu đố “Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ” dính trên đèn nhà viên ngoại.
Dù ông không đối được nhưng vẫn bạo gan nói rằng câu đối này dễ nhưng chưa kịp trình Viên Ngoại thì ông đã lên phải kinh để ứng thi. Trong kỳ thi ông nộp bài đầu tiên, các vị quan chủ khảo đọc bài của ông vô cùng hài lòng và muốn chấm cho ông vị trí đỗ đầu bảng. Thấy vậy Nhà Vua cho gọi ông lên để thử tài, Vua đề ra câu đối “Phi kỳ hổ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân”. Lúc này Vương An Thạch nhanh trí đáp lại bằng câu đối đã đọc trên đèn nhà Viên Ngoại. Nhà vua và các quan chủ khảo vô cùng hài lòng.
Trên đường về quê vinh hoa bái tổ, Vương Anh Thạch lại đi qua nhà viên ngoại, người hầu của ông nhận ra và đưa Vương An Thạch lên trình diện Mã viên ngoại, yêu cầu trả lời câu đối. Ông lại dùng câu đối của nhà vua để đối lại khiến cho viên ngoại rất hài lòng nên đã gả cô con gái xinh đẹp hiền dịu của mình cho Vương An Thạch.
Nhờ vào sự nhanh trí và nhạy bén của mình mà Vương An Thạch vừa đỗ đầu khoa thi lại vừa cưới được vợ đẹp, An Thạch cùng lúc nhân đôi niềm vui nên đã ngâm nga “ Vận may đối đáp thành song hỷ – Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng”. Ông viết ra hai chữ hỷ cạnh nhau với dụng ý là hai việc tốt lành. Từ đó giai thoại về chữ hỷ cũng gắn liền với trạng nguyên họ Vương cho đến tận ngày hôm nay.
Ý nghĩa của chữ “Hỷ”
Chữ Hỷ đơn – 喜 có nghĩa là vui mừng, phấn khởi. Nếu nói chữ người ta thường nói hoan hỷ. Nếu có việc vui mừng trong nhà thì người ta gọi là hỷ sự. Có điều gì vui mừng sắp đến thì gọi là hỷ triệu.
Vào ngày Tết, nhiều cơ quan hay gia đình thường viết 4 chữ “Chúc mừng năm mới” nếu là chữ Hán thì sẽ viết là “Cung Hỷ/Cung chúc tân niên”để trang trí ở trong nhà và ngoài cửa để tăng thêm không khí vui mừng của ngày Tết. Ngày Tết ở Trung Quốc người ta cũng thường hay chào nhau, chúc nhau “cung hỷ tân niên” hay “Cung hỷ”.
Tờ thiệp mời dự đám cưới cũng được gọi là “Hỷ thiếp”, trong đó thường in chữ “Song hỷ” rất to. Những cặp vợ chồng trẻ mới cưới và ít lâu sau người vợ đã có thai đầu lòng người ta gọi là “hữu hỷ” hay “hữu hỷ tín” với ý nghĩa là có tin vui.
Ngoài ra, trong mỗi con người đều có 7 dạng tình cảm: Hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục (mừng, giận, lo, nghĩ, thương xót, sợ hãi, hay mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét, ham muốn), ở đây chữ Hỷ cũng được xếp lên hàng đầu. Bởi lẽ Hỷ là vui mừng, vui vẻ, sung sướng. Nhưng cái gì cũng có giới hạn mà người ta hay gọi là cái ngưỡng của nó. Nếu do một nguyên nhân nào đó, 1 trong 7 tình cảm nói trên vượt quá giới hạn thì con người sẽ sinh bệnh, bao gồm cả Hỷ, ví dụ như: Hỷ tắc khí hoãn (quá mừng thì tổn thương tâm khí, tâm khí bị tản mạn không thu về được) hay Hỷ tiếu bất hưu (hay cười và cười mãi không thôi sẽ làm cho tâm thần bị tổn thương).
Thêm vào đó, đối với chữ “Song Hỷ” – 囍, Song có nghĩa là 2, Hỷ là niềm vui, những điều may mắn, niềm hạnh phúc sum vầy được nhân đôi. Nó là biểu tượng cho những gì hoàn hảo và trọn vẹn nhất trong buổi lễ thành hôn. Trong đám cưới, chữ Song Hỷ – 囍 giống như một biểu tượng cho lời chúc trăm năm hạnh phúc. Các mâm quả cưới, lễ vật, sính lễ, chiếc xe hoa, phông bạt hay kể cả y phục của cô dâu và chú rể… tất cả đều được gắn chữ Song Hỷ như 1 luật tục không thể nào thiếu được. Ngoài ra song hỷ còn có ý nghĩa khác đó là giấc mơ vợ chồng có con cái 2 bề đuề huề.
Một số hình ảnh chữ Hỷ đẹp thường dùng trong đám cưới
Tóm lại, chữ Hỷ dù ở bất cứ thời kỳ nào cũng đều mang ý nghĩa tốt lành và mang lại nhiều may mắn, cũng là một biểu tượng không thể thiếu trong đám cưới người Việt và người Trung Quốc mang lại nhiều may mắn và điều tốt lành cho cô dâu và chú rể trong ngày trọng đại nhất của cuộc đời.