Phân tích về Tỷ Lệ Trộn Hồ Dầu Chuẩn Kỹ Thuật Trong Ốp Lát & Quét Tường là conpect trong nội dung bây giờ của Villashoian. Tham khảo content để biết chi tiết nhé. Trong quá trình xây dựng, thi công các công trình nhà cửa. Hồ dầu thường xuyên được sử dụng trong các khâu như: quét tường, ốp gạch men, tạo màng chống thấm nước …Nhưng tỷ lệ trộn hồ dầu như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Hãy để bài viết này giải đáp cho bạn.
Hồ dầu (xi măng pha nước) là gì?
Hồ dầu hay còn gọi là xi măng pha nước là một hỗn hợp trộn lẫn giữa xi măng và nước nhằm mục đích thay đổi hay thúc đẩy tính kết dính của xi măng khi gặp ẩm.
Xi măng là một chất kết dính thủy lực ở dạng bột mịn, có màu ghi xám hoặc trắng tinh tùy theo từng loại. Nó được dùng làm vật liệu xây dựng và được tạo thành bằng cách nghiền mịn hỗn hợp clinker, thạch cao thiên nhiên và các phụ gia. Xi măng khi tiếp xúc với nước tạo ra các phản ứng thủy hóa và hình thành hồ xi măng. Sau đó, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết tiếp đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ, độ cứng và độ ổn định nhất định.
Khi pha trộn xi măng thành hồ dầu, tùy vào mục đích sử dụng mà tỷ lệ trộn sẽ có những điểm khác nhau.
Cách trộn hồ dầu dùng để lát gạch
Với gạch ốp lát, có trường hợp chủ xây dựng sẽ có lượng trộn xi măng theo quy chuẩn hoặc có chủ xây dựng thì người thợ sẽ trộn xi măng theo cảm tính và kinh nghiệm của bản thân. Vậy trộn hồ dầu lát gạch như thế nào là đạt tiêu chuẩn?
Cách trộn hồ dầu lát gạch
- Đầu tiên, bạn dùng 1 xô hoặc thùng chứa nước.
- Tiếp đó pha khoảng 3 lít nước/1 lần rồi từ từ đổ xi măng vào.
- Lưu ý trong quá trình đổ xi măng bạn phải vừa đổ vừa khuấy đều tay đến khi hỗn hợp quánh lại như keo sữa thì dừng và tiến hành việc thi công ốp lát nhà ở.
Lý do bạn nên pha 3 lít nước/ lần là vì xi măng khi gặp nước sẽ có phản ứng thủy hóa nên hút nước rất nhanh. Nếu bạn pha nhiều mà làm không hết kịp thì hồ dầu sẽ dần chuyển sang quá trình đông cứng. Do đó làm mất đi tính kết dính của xi măng, dẫn đến chất lượng thi công không đảm bảo an toàn.
Trên thực tế:
Công nhân thi công sẽ làm 3 lớp khi làm ốp gạch tường nhà hoặc sàn: cán, láng hồ dầu và ốp gạch vào.
Theo định mức 1776 của luật có quy định:
- Phần Lát nền nên luôn định mức với “Vữa” thì thường là 0.016 -> 0.025.
- Công việc “Ốp tường” các bạn cũng thấy định mức phải gồm “Vữa” thường khoảng là 0.013 -> 0.025.
Lớp vữa ở định mức 1776 trên là đạt điều kiện. Khi chúng ta cùng dồn toàn bộ các lớp cùng lúc thi côn sẽ được một lớp trát tường đảm bảo đúng quy định 05cm. Và tiếp đó là lớp hồ dầu sẽ có độ dày khoảng từ 0.5cm đến 01cm cho bạn sử dùng để làm keo dán.
Các bước thi công ốp lát gạch
- Bước 1: Tạo lớp nền: làm phẳng bề mặt thi công và trát lớp vữa xi măng lên trên bề mặt cần ốp lát gạch.
- Bước 2: Tiến hành việc ốp lát gạch: lưu ý điều chỉnh các viên gạch kín và bằng phẳng.
- Bước 3: Chít mạch: Sau khi ốp lát gạch khoảng 3 – 4 tiếng, gạch đã bám dính chắc chắn thì tiến hành chít mạch gạch bằng bột trét mạch hoặc keo chít mạch. Khoảng 6 –8 tiếng sau khi chít mạch thì bạn tiến hành chà ron. Công đoạn này có thể chia làm 2 lần: Lần một pha bột lỏng, lần 2 cách lần 1 khoảng 1 tiếng và sử dụng bột pha đặc hơn lần 1. Bước này là bước rất quan trọng trong tổng thể Cách trộn xi măng ốp gạch.
- Bước 4: Làm sạch nền: bước này giúp nền nhà có màu sắc tự nhiên và tính thẩm mỹ cao.
Cách trộn hồ dầu chống thấm hiệu quả
Thấm tường là gì? Nguyên nhân và tác hại
Thấm tường là hiện tượng phổ biến thường gặp trong các công trình xây dựng. Nó gây ra những vết loang lổ hoặc các đám mốc bên trong nhà.
Các vết loang hoặc mốc để lâu ngày sẽ làm bong tróc và phồng rộp lớp sơn, để lâu dần sẽ làm bục lớp vữa trát làm cho công trình xuống cấp trầm trọng. Ngoài ra vào mùa mưa, hiện tượng thấm tường sẽ tạo nên mùi hôi, ẩm ướt gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và mất tính thẩm mỹ của công trình.
Một công trình khi xảy ra hiện tượng thấm tường thường có rất nhiều nguyên nhân như: nứt cổ trần, mặt sàn tầng thượng bị thấm, nứt tường, tường không được trát,..Nhưng nguyên nhân phổ biến hàng đầu phải kể đến là do lớp chống thấm không đảm bảo do vậy sau khi sử dụng một thời gian ngắn đã bị xuống cấp và không thể bảo vệ công trình tránh khỏi sự thâm nhập của nước.
Để ngăn ngừa hiện tượng này thì có khá nhiều phương pháp trong đó phổ biến được áp dụng nhiều nhất là quét nước xi măng chống thấm.
Cách pha hồ dầu chống thấm
Pha nước hồ dầu để làm lớp chống thấm rất quan trọng. Khi xây dựng, lớp nước xi măng loãng sẽ tạo ra một lớp bề mặt bên ngoài có tác dụng ngăn nước vô cùng tốt và đồng thời nó cũng thấm vào lớp vữa trát. Nhằm hỗ trợ thêm nếu trộn vữa ko đều. Và nếu sử dụng xi măng trắng thì nó còn có tính thẩm mỹ giúp trang trí mặt ngoài đẹp hơn.
Tỷ lệ trộn hồ dầu hay trộn nước xi măng loãng để quét tường tuy khá đơn giản nhưng thực ra không có một tỷ lệ chuẩn nào áo dụng cho tất cả mọi công trình mà vẫn dựa trên kinh nghiệm và cảm giác của người thợ xây. Thông thường thợ trát đưa tỷ lệ vữa ra sao thì sẽ biết trộn tỷ lệ nước quét thích hợp.
Hướng Dẫn Thi Công Chống Thấm Bằng Hồ Dầu
-
- Bạn cần phải dọn dẹp các chướng ngại vật trên bề mặt cần chống thấm: di dời các ván khuôn, gỗ, sắt thép,… còn sót lại, lau chùi các mảng nước đọng…
- Dọn sạch các dăm gỗ, giấy hay tạp chất còn sót trên mặt bê tông, đặc biệt là các góc chân ke tường bao với sàn bê tông. Phải đảm bảo bề mặt cần chống thấm khô ráo sạch sẽ.
-
- Xi măng: Có thể sử dụng tất cả các sản phẩm xi măng bất kỳ trên thị trường.
- Cát: Cát sạch và không lẫn tạp chất, hạt vừa và to.
- Lớp vữa hồ có chiều dày khoảng từ 10mm-30mm.
-
- Dụng cụ định vị ngang: Máy thủy bình, máy laser hoặc ống cân thủy.
- Máy cắt tay: Nên dùng máy cắt bằng tay của các thương hiệu uy tín nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả công việc cao hơn.
- Các dụng cụ khác: Thước thủy, búa cao su, thước nhôm 2m,…
Cách quét hồ dầu chống thấm đúng cách
Để có được lớp nước quét xi măng chống thấm hiệu quả nhất bạn có thể tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1. Chuẩn bị dung dịch chống thấm. Lưu ý trong quá trình trộn, cần kết hợp theo tỷ lệ phù hợp xi măng và nước, tránh quá nhiều hoặc quá ít nước. Không nên trộn quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp, trộn đều tay để xi măng hòa đều với nước trong quá trình trộn.
- Bước 2. Quét đều tay, từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn lớp chống thấm. Bạn có thể quét 2 lớp, lớp đầu quét qua để khô tự nhiên trong vòng 10 phút sau đó quét tiếp lớp thứ 2. Lớp chống thấm cần được dàn mỏng và đều, không quá dày hoặc quá mỏng.
- Bước 3. Bảo dưỡng lớp chống thấm ngay sau khi hoàn thiện để tránh bị khô quá nhanh, che phủ bằng nilon hoặc bao tải tránh các tác động bên ngoài làm hỏng đi lớp nước xi măng vừa mới quét.
LƯU Ý KHÔNG NÊN SỬ DỤNG HỒ DẦU ĐỂ CHỐNG THẤM MẠCH NGỪNG
Hồ dầu bản chất chỉ là một chất kết dính, trong thành phần của nó chủ yếu là xi măng. Tuy nhiên đặc điểm của xi măng là phân tử ở dạng rỗng…Vì vậy nó không có khả năng chống thấm hoàn toàn.
Do vậy việc sử dụng hồ dầu để chống thấm cho mạch ngừng là một phương án không mấy hiệu quả. Nó không có khả năng “điều trị” dứt điểm được hiện tượng thấm ngược, dột tại mạch ngừng.
Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về tỷ lệ trộn hồ dầu, hay các cách hướng dẫn chống thấm hiệu quả thì trên đây là những thông tin có thể giúp bạn hiểu hơn phần nào về tỷ lệ trộn hồ dầu một cách đúng để xây dựng được một công trình chất lượng tốt.